- Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 1: Cơ bản về VLOOKUP
- Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 2: Thông số [range_lookup] dùng để làm gì?6 min read
- Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 3: Sử dụng Ký tự đại diện trong VLOOKUP
- Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 4: Thay đổi số thứ tự cột tự động trong hàm VLOOKUP
- Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 5: Tự mở rộng vùng dữ liệu VLOOKUP khi thêm dữ liệu trong bảng
- Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 6: VLOOKUP từ trái sang phải
- Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 7: VLOOKUP nhiều điều kiện
- Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 8: VLOOKUP cả dòng và cột
- Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 9: Liệt kê giá trị thứ n thỏa điều kiện
- Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 10: Liệt kê toàn bộ giá trị thỏa điều kiện
Hôm nay, tiếp tục với Series bài viết “Làm trùm” VLOOKUP. Chúng ta hãy cùng Coffee Excel tìm hiểu về vai trò, công dụng và ý nghĩa của Thông số [range_lookup].
Đọc các phần trước của Series: “Làm trùm” VLOOKUP:
Thông số [range_lookup] là một thông số tùy chọn. Chúng ta có quyền không nhập giá trị cho thông số này, nếu chúng ta không nhập, Excel sẽ tự hiểu thông số này mang giá trị là TRUE. Và có 1 số trường hợp, điều này làm cho kết quả của hàm không chính xác. Vì vậy, trước hết thì chúng ta nên nhập giá trị cho thông số này chứ không để trống. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng giá trị cho thông số này nhé.
Nếu giá trị của Thông số [range_lookup] là FALSE
Chúng ta cùng tìm hiểu trường hợp giá trị của Thông số [range_lookup] là FALSE hoặc là “0”. Lúc này, Excel sẽ trả ra giá trị cần tìm nếu như giá trị tham chiếu trong bảng giống hoàn toàn. Còn nếu không, Excel sẽ trả ra lỗi là #N/A.
Chúng ta cùng xem ví dụ sau đây. Ta có bảng dữ liệu:
Chúng ta xem thử hàm sau đây:
=VLOOKUP(21,$A$2:$B$9,2,FALSE)
chúng ta sẽ được kết quả sẽ là “Bill”
Chúng ta xem thử hàm đây:
=VLOOKUP(21,$A$2:$B$9,2,TRUE)
thí kết quả chúng ta nhận được là #N/A
Nếu giá trị của Thông số [range_lookup] là TRUE
Nếu giá trị của Thông số [range_lookup] là TRUE hoặc “1”, VLOOKUP sẽ trả ra giá trị gần nhất nhỏ hơn giá trị tham chiếu.
Ví dụ, chúng ta có bảng dữ liệu sau:
Chúng ta thử 3 hàm sau và lần lượt nhận được các kết quả sau:
STT | HÀM | KẾT QUẢ |
1. | =VLOOKUP(20,A2:B9,2,TRUE) | Bill |
2. | =VLOOKUP(35,A2:B9,2,TRUE) | John |
3. | =VLOOKUP(61,A2:B9,2,TRUE) | Kevin |
– Với Hàm 1, Kết quả sẽ trả ra tham chiếu chính xác của giá trị 20 ở dòng 3, kết quả sẽ là Bill.
– Với Hàm 2, do không có giá trị 35 trong bảng nên sẽ tham chiếu đến giá trị là 30, ở dòng 4, kết quả là John.
– Với Hàm 3, do không có giá trị 61 trong bảng nên sẽ tham chiếu đến giá trị là 60, ở dòng 6, kết quả là Kevin.
Lưu ý – Warning
Để tham khảo về những sai sót có thể xảy ra khi chúng ta sử dụng hàm VLOOKUP với tham số [range_lookup] là TRUE. Chúng ta hãy cùng tham khảo ví dụ sau:
Chúng ta thử 4 hàm sau và lần lượt nhận được các kết quả sau:
STT | HÀM | KẾT QUẢ |
1. | =VLOOKUP(20,A2:B9,2,TRUE) | Bill |
2. | =VLOOKUP(35,A2:B9,2,TRUE) | Bill |
3. | =VLOOKUP(50,A2:B9,2,TRUE) | Bill |
4. | =VLOOKUP(90,A2:B9,2,TRUE) | John |
Tại sao VLOOKUP cho ra kết quả như thế này. Để hiểu tại sao VLOOKUP cho ra kết quả như thế này, chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của VLOOKUP gọi là Binary Search:
– Với Hàm 1, do có giá trị 20 nên VLOOKUP tìm ra giá trị là Bill, không cần phải bàn cãi.
– Với Hàm 2, VLOOKUP bắt đầu làm việc như sau:
+ Đầu tiên, VLOOKUP bắt đầu ở giữa bảng, tức là dòng số 5, với giá trị tham chiếu là 70. Do 35 nhỏ hơn 70, VLOOKUP bỏ hết các giá trị bên dưới.
+ VLOOKUP tìm lên trên và nhận thấy giá trị 35 nằm giữa 20 và 60. Như vậy. VLOOKUP chọn giá trị 20 làm tham chiếu, kết quả sẽ là Bill.
– Với Hàm 3, VLOOKUP bắt đầu làm việc như sau:
+ Đầu tiên, VLOOKUP bắt đầu ở giữa bảng, tức là dòng số 5, với giá trị tham chiếu là 70. Do 50 nhỏ hơn 70, VLOOKUP bỏ hết các giá trị bên dưới.
+ VLOOKUP tìm lên trên và nhận thấy giá trị 50 nằm giữa 20 và 60. Như vậy. VLOOKUP chọn giá trị 20 làm tham chiếu, kết quả sẽ là Bill.
– Với Hàm 4, VLOOKUP bắt đầu làm việc như sau:
+ Đầu tiên, VLOOKUP bắt đầu ở giữa bảng, tức là dòng số 5, với giá trị tham chiếu là 70. Do 90 lớn hơn 70, VLOOKUP tìm xuống dưới.
+ VLOOKUP không tìm thấy giá trị nào lớn hơn 90 trong khoảng ở dưới nên VLOOKUP lấy giá trị cuối bảng là 30, kết quả là John.
Vì lý do như vậy, để đảm bảo tính chính xác, chúng ta cần nhớ sắp xếp các giá trị trong bảng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ hoặc từ lớn đến nhỏ theo mục đích tham chiếu để tra được kết quả phù hợp. Còn nếu không thì chúng ta hãy sử dụng FALSE.
Như vậy, qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn về tham số [range_lookup] trong hàm VLOOKUP. Cả nhà đón đọc phần 3 của Series: “Làm trùm” VLOOKUP – Phần 3: Sử dụng ký tự đại diện trong VLOOKUP nhé.
Nguồn: Dịch từ Excel off the Grid
Dịch và hiệu đính: Coffee Excel